Nghiên cứu xây dựng mô hình thống kê để tối ưu quá trình Agglomerat hóa ứng dụng trong hõa tách đống quặng urani

93

TRẦN THẾ ĐỊNH, THÂN VĂN LIÊN, PHẠM THỊ THỦY NGÂN, LÊ THỊ HỒNG HÀ
Viện Công nghệ xạ hiếm, 48 Láng Hạ – Đống Đa – Hà Nội

Tóm tắt: Hòa tách đống đã được ứng dụng phổ biến để xử lý các loại quặng hàm lượng thấp do chi phi đầu tư và vận hành thấp. Quá trình agglomerat hóa thông thường được áp dụng như một giai đoạn trung gian giữa giai đoạn đập quặng và giai đoạn tạo đống quặng trước khi tiến hành hòa tách. Các hạt mịn được gắn với các hạt thô hơn hoặc tự liên kết với nhau thành các hạt có kích thước lớn hơn trong quá trình agglomerat hóa. Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu là xây dựng được mô hình thống kê quá trình agglomerat hóa ứng dụng trong hòa tách đống quặng urani bán phong hóa vùng Pà Lừa – Pà Rồng nhằm tối ưu hóa giai đoạn agglomerat. Từ kết quả nghiên cứu, các tác giả đã lựa chọn được các thông số thích hợp có ảnh hưởng đến quá trình agglomerat hóa đối với quặng bán phong hóa: chi phí 20 kg H2SO4/tấn quặng, nồng độ H2SO4 250 g/l, độ ẩm khối quặng 8%.
Từ khóa: Hòa tách đống, quá trình agglomerat, mô hình thống kê

 

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây