Xây dựng phương pháp ổn định phổ và thuật toán nhận diện đỉnh năng lượng đối với detector nhấp nháy NaI(Tl)

147

Tóm tắt: Các trạm quan trắc môi trường phóng xạ sử dụng detector nhấp nháy NaI(Tl) có độ nhạy cao hơn và cung cấp giá trị liều bức xạ chính xác hơn so với việc sử dụng các ống đếm Geiger-Muller. Tuy nhiên, khi nhiệt độ môi trường vùng đặt trạm quan trắc thay đổi thì số liệu hệ đo lại thay đổi (do độ ra sáng của tinh thể và hiệu suất lượng tử của ống nhân quang điện thay đổi mạnh theo nhiệt độ). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng vị trí đỉnh phổ có sự dịch chuyển tương đối lớn phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường đo đạc. Do vậy, rất cần thiết hiệu chỉnh các phổ ở các nhiệt độ khác nhau về phổ đo ở điều kiện chuẩn (25℃). Ngoài ra, để phân tích phổ gamma thu nhận, một thao tác quan trọng trong quá trình xử lý phổ là tự động nhận diện vị trí đỉnh cũng như hình dạng và cường độ đỉnh năng lượng. Báo cáo này trình bày một phương pháp mới để ổn định phổ gamma và tự động nhận diện đỉnh phổ – dữ liệu quan trọng để tính liều bức xạ và xác định thành phần các đồng vị tạo nên trường gamma – theo nhiệt độ đối với detector NaI(Tl). Phương pháp này sử dụng thuật toán hiệu chỉnh phổ theo nhiệt độ của detector mà không cần thay đổi hệ số khuếch đại của hệ thống điện tử đi kèm. Việc sử dụng phương pháp ổn định phổ do nhóm nghiên cứu đề xuất cho sai số tương đối giữa vị trí đỉnh sau khi hiệu chỉnh và vị trí đỉnh tại nhiệt độ tham chiếu là nhỏ hơn2% trong toàn bộ dải nhiệt độ khảo sát từ 0.4℃ đến 45℃.
Keywords: Detector nhấp nháy NaI(Tl); ổn định phổ; nhận diện đỉnh; phân tích phổ.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây