Báo cáo vài nét về thành phần vật chất và định hướng công nghệ tuyển quặng đất hiếm Đông Pao

135

CN TRỊNH NGUYÊN QUỲNH, TH.S DƯƠNG VĂN SỰ, K.S TRƯƠNG THỊ ÁI, K.S BÙI BA DUY, CN BÙI KHẮC TUẤN, CN TRẦN THẾ ĐỊNH, TH.S TRẦN VĂN SƠN
Viện Công nghệ Xạ Hiếm

Tóm tắt: Mỏ Đông Pao là loại hình đất hiếm carbonat, thuộc loại quặng hỗn hợp đất hiếm  fluorit – barit lớn nhất ở Việt Nam với trữ lượng dự báo hơn 5 triệu tấn TR2O3. Quặng đất hiếm Đông Pao có thành phần vật chất phức tạp và đã bị phong hóa rất mạnh, phong hóa mạnh nhất là khoáng vật đất hiếm, khoáng vật đất hiếm chủ đạo là bastnesit. Các khoáng vật chính có trong quặng bao gồm: bastnerit, barit, fluorit, hematit, manhetit, gơtit, limonit, thạch anh và các khoáng tạp và tạp chất khác. Dựa vào đặc điểm, tính chất của các khoáng vật chính về tỷ trọng, độ từ tính và tính nổi, định hướng công nghệ tuyển quặng đất hiếm Đông Pao có thể kết hợp các phương pháp tuyển trọng lực, tuyển từ và tuyển nổi để tuyển tách riêng rẽ và nâng cao chất lượng đất hiếm, barit và fluorit.

Download

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây