Đánh giá độ không đảm bảo đo bằng phương pháp Monte Carlo trong các phép đo bức xạ hạt nhân

134

Tóm tắt: Đánh giá độ không đảm bảo đo của các phép đo một đại lượng vật lý nói chung cũng như các phép đo lường bức xạ ion hóa nói riêng là yêu cầu bắt buộc đối với các phòng thí nghiệm đạt chứng nhận ISO:IEC 17025. Ủy ban quốc tế về hướng dẫn đo lường (JCGM) đã công bố các tài liệu hướng dẫn về đánh giá độ không đảm bảo đo lần đầu tiên vào năm 1993 và phiên bản sửa đổi, bổ sung vào năm 2008. Các tài liệu hướng dẫn này rất có giá trị và đạt được nhiều thành công trong việc đánh giá độ không đảm bảo đo của các kết quả đo đạc, tuy nhiên nó vẫn còn bộc lộ những khiếm khuyết về mô hình đánh giá lan truyền sai số, độ chính xác và tin cậy của các hàm phân bố xác suất và không dự báo trước được khả năng tính toán của máy tính. Để khắc phục những khiếm khuyết này phương pháp đánh giá độ không đảm bảo đo bằng Monte Carlo đã được đề xuất. Phương pháp này mô phỏng các đại lượng đầu vào dựa trên các hàm phân bố xác xuất ban đầu bất kỳ, do đó hàm phân bố xác xuất của đại lượng đầu ra được xác định một cách tin cậy khi số lượng mô phỏng đủ lớn. Phương pháp Monte Carlo cũng giúp cho việc đánh giá độ không đảm bảo đo do truyền sai số với các mô hình tính toán không phải là tuyến tính chính xác hơn. Trong nghiên cứu này, độ không đảm bảo đo của các đại lượng đo lường bức xạ ion hóa như tương đương liều cá nhân Hp(d), Air kerma đã được đánh giá dựa trên phương pháp Monte Carlo. Chương trình phần mềm GUM-MC cũng đã được xây dựng để giúp cho việc đánh giá độ không đảm bảo đo được thuận tiện hơn.
Từ khóa: Độ không đảm bảo đo, phương pháp Monte Carlo

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây