Mục tiêu: Để đánh giá sự khác biệt của các thông số liều lượng giữa kế hoạch điều trị sử dụng DCAT và VMAT. Nghiên cứu nhằm xác định kỹ thuật nào cung cấp các chỉ số đánh giá kế hoạch tốt hơn cho 4 bệnh nhân xạ phẫu ung thư phổi được nêu trong bảng 1. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu: Đánh giá, so sánh kế hoạch của 4 bệnh nhân có chỉ định xạ phẫu u phổi .Tổng liều là 54Gy trong 3 phân liều, u phổi nguyên phát có giai đoạn T1-T2, N0,M0, hoặc di căn đến phổi có đường kính u <= 5 cm. Những bệnh nhân này được lập kế hoạch sử dụng hệ thống lập kế hoạch Monaco v5.11.02. Hai kế hoạch điều trị được tạo cho mỗi bệnh nhân, một kế hoạch sử dụng VMAT và kế hoạch khác sử dụng DCAT. Những thông số đánh giá liều lượng bao gồm chỉ số bao phủ thể tích bia PTV, chỉ số CI (conformity index), chỉ số HI (homogeneity index) và thời gian điều trị. Kết quả: Chất lượng kế hoạch của DCAT là tương đương với VMAT về độ bao phủ của thể tích bia và bảo đảm liều cho phổi lành, thời gian điều trị với DCAT ít hơn so với VMAT. Kết luận: Kỹ thuật DCAT là một lựa chọn khả thi đối với một số trường hợp xạ phẫu phổi đơn giản. DCAT là một công cụ hữu ích có thể áp dụng để điều trị với những vị trí khác như tuyến tụy, não, gan. Tuy nhiên với những trường hợp phức tạp phải tránh cơ quan nguy cấp thì phải sử kỹ thuật VMAT .
Từ khóa: Xạ phẫu định vị vùng thân, xạ trị cung quay động, so sánh liều lượng, xạ trị điều biến thể tích.