Một số nhận định về đặc trưng của dòng thấm qua đập đất dựa trên phương pháp thủy hóa và đồng vị bền

116

Tóm tắt
Đập là công trình được xây dựng để ngăn nước tạo hồ chứa cho các công trình thủy điện/thủy lợi. Nước từ hồ thấm qua thân/nền đập sẽ mang theo thông tin về dòng thấm. Việc hiểu rõ đặc trưng của dòng thấm thông qua các chỉ tiêu vật lý và hóa học giúp đưa ra hình dung cơ bản nhất về chế độ thấm, từ đó giúp cơ quan quản lý kiểm soát dòng thấm hiệu quả. Báo cáo này trình bày một số kết quả ứng dụng phương pháp thủy hóa và đồng vị bền nghiên cứu đặc trưng của dòng thấm qua đập đất đồng chất ĐN. Các mẫu nước hồ, nước thấm thân/nền đập, và hai vị trí thấm tập trung tại hạ lưu đập đã được phân tích các chỉ tiêu độ dẫn (EC), pH, TDS, thành phần ion (Na+, K+, Ca2+, Mg2+, Cl-, SO42-, HCO3-, NO3-, PO43-), đồng vị bền (δD, δ18O). Kết quả cho thấy nước hồ có nguồn gốc từ nước khí tượng, ít chịu ảnh hưởng bởi hiện tượng bay hơi. Nước từ hồ thấm qua thân đập bị chi phối bởi quá trình hòa tan khoáng và trao đổi ion. Nước nền đập được bổ cập từ nước hồ và nước ngầm giàu CO2 tại khu vực. Độ khoáng hóa tăng dần từ nước hồ – nước thấm qua thân – nước thấm qua nền. Bên cạnh đó, kết quả phân tích ion và đồng vị bền kết hợp với quan trắc thủy lực cho thấy nước thấm qua nền đóng góp đáng kể vào nguồn gốc của các điểm tập trung hạ lưu đập.
Từ khóa: Đồng vị bền, thủy hóa, dòng thấm, đập đất.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây