Nghiên cứu đánh giá khả năng hấp phụ U, Th, Fe, Mn của bentonite Bình Thuận

101

Tóm tắt: Để chôn lấp các loại chất thải phóng xạ và chất thải độc hại một cách an toàn đòi hỏi phải có giải pháp kỹ thuật liên quan đến việc cô lập chất thải đối với môi trường. Thông thường những vật liệu có tính thấm thấp (k < 10−9 m/s) được sử dụng làm vật liệu rào chắn trong các bãi chôn lấp để nó có thể ngăn sự rò rỉ nước từ bãi thải vào đất. Bentonite có thể được sử dụng làm lớp lót trong các bãi thải vì có đặc tính điển hình (tính thấm thấp, diện tích bề mặt lớn, khả năng trao đổi cation cao, ổn định hóa học và cơ học,cấu trúc phân lớp). Việt Nam có nguồn bentonite đáng kể về số lượng và đa dạng về thể loại (có cả bentonite kiềm và bentonite kiềm thổ). Vì vậy, nghiên cứu sử dụng nguồn khoáng thiên nhiên sẵn có và rẽ tiền này vào việc cô lập chất thải là việc làm có ý nghĩa. Để có thể lựa chọn được loại bentonite thích hợp dùng làm tường chắn cô lập chất thải ở các bãi chôn thải đã tiến hành nhiều nghiên cứu về xác định độ trương nở và tính thấm của bentonite.Trong khuôn khổ của bài báo này xin giới thiệu kết quả nghiên cứu xác định khả năng hấp phụ một số chất phóng xạ và kim loại nặng như U, Th, Fe, Mn của bentonite. Kết quả nghiên cứu cho thấy bentonite có khả năng hấp phụ các kim loại nặng và dung lượng hấp phụ đối với U, Th, Fe, Mn tương ứng là 29,05 mg/g; 12,5 mg/g ; 23 mg/g và 25,34 mg/g.
Từ khóa: Bentonite, rào chắn để cô lập chất thải, dung lượng hấp phụ, chất thải độc hại

 

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây