Nghiên cứu tách Zirconi khỏi các tạp chất từ các môi trường axit bằng phương pháp chiết dung môi với PC88A trong dung môi hữu cơ

153

LÊ BÁ THUẬN(1), NGUYỄN XUÂN CHIẾN(1), CHU MẠNH NHƯƠNG(2)

1 Viện Công nghệ xạ hiếm

2 Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên

Tóm tắt: Bài báo chỉ ra các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của lượng lớn Zr đến việc xác định các nguyên tố khác, ảnh hưởng của bản chất chất pha loãng (n-hexan, benzen, cacbon tetraclorua, clorofom) và bản chất môi trường axit (CH2Cl-COOH, HNO3, HCl, H2SO4) đến hiệu suất chiết zirconi và các nguyên tố khác bằng PC88A. Kết quả cho thấy: Để xác định hàm lượng các nguyên tố với sai số cho phép thì lượng Zr tối đa gấp 1250 lần các nguyên tố. Ở cùng nồng độ 0,3M, các môi trường axit HNO3 và HCl thuận lợi hơn các môi trường CH2Cl-COOH và H2SO4 đến khả năng tách Zr khỏi các nguyên tố khác. Với môi trường chiết là HCl thì các dung môi n-hexan, clorofom, cacbon tetraclorua đều có thể được sử dụng để pha loãng PC88A nhưng với môi trường HNO3 thì sử dụng dung môi benzen có tác dụng tốt hơn cả đến khả năng tách Zr khỏi các nguyên tố khác.
Các hệ chiết với môi trường HCl 0,3M và sử dụng tác nhân PC88A pha loãng trong n-hexan khi có mặt các muối Na2SO4 và NaNO3 ở nồng độ 0,005M có tác dụng tốt đến khả năng tách Zr khỏi các nguyên tố khác. Đặc biệt, Na2SO4 gây giảm chiết đối với Zr, Hf là mạnh hơn so với NaNO3 và khả năng tách Zr khỏi Hf được thể hiện rõ rệt nhất khi sử dụng Na2SO4 (0,01-0,03M).

Download

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây