Những hiệu chỉnh cho detector SBT và HODF của phổ kế từ SAMURAI

118

Tóm tắt: SAMURAI là hệ phổ kế từ tại Viện nghiên cứu Hóa Lý RIKEN dùng cho các thí nghiệm cần xác định đầy đủ các tham số động học của hạt nhân sản phẩm như phổ bất biến khối lượng. Ưu điểm của hệ phổ kế từ này là khả năng thu nhận góc và xung lượng lớn, ghi đo trùng phùng nhiều hạt. Chiến dịch thí nghiệm lần thứ 3 của dự án (SEASTAR) “Nghiên cứu sự tiến hóa lớp vỏ và tìm kiếm hệ thống các trạng thái năng lượng 2+1” đã thực hiện trên phổ kế từ này. SBT (Plastic scintillator for Beam Trigger) cho phép đo thời gian bay và cắt ngưỡng, HODF (Hodoscope for fragments) đo thời gian bay và độ mất năng lượng của các mảnh được sử dụng trong hệ phổ kế từ SAMURAI. Do sự phụ thuộc của thời gian vào quá trình cắt ngưỡng đỉnh và sự phụ thuộc của vị trí vào sự đáp ứng của ánh sáng ra, việc hiệu chỉnh độ nghiêng và hiệu chỉnh đồng bộ tín hiệu của hệ detector là cần thiết để nhận diện hạt tốt nhất ở SAMURAI. Báo cáo trình bày hai hiệu chỉnh quan trọng này từ số liệu của thí nghiệm SEASTAR lần thứ 3.
Từ khóa: SEASTAR, nhận diện hạt, BigRIPS, SAMURAI, SBT, HODF

 

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây