Tóm tắt: Nghiên cứu này là một phần của dự án cấp bộ “Hoàn thiện công nghệ và xây dựng dây chuyền công nghệ sản xuất kẽm cacbonat bazơ có hàm lượng kẽm ≥ 57% công suất 150 tấn/năm theo phương pháp axit với tác nhân kết tủa là NH4HCO3 từ các phế liệu chứa kẽm” năm 2018-2019 được thực hiện tại Trung tâm Triển khai công nghệ – Viện Công nghệ xạ hiếm. Sản phẩm kẽm cacbonat bazơ (BZC) (2ZnCO3.3Zn(OH)6) với hàm lượng kẽm ≥ 57% có nhiều đặc tính ưu việt hơn so với kẽm cacbonat trung tính, được sử dụng phổ biến trong các nhà máy chế biến cao su latex, cao su kỹ thuật, da giầy, các nhà máy sản xuất chế phẩm dung dịch khoan dầu khí,… Báo cáo trình bày nghiên cứu khảo sát và tối ưu hóa các thông số ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp BZC như: 1) thứ tự cấp hóa chất cho phản ứng kết tủa: cho dung dịch NH4HCO3 vào dung dịch ZnSO4, 2) tỷ lượng NH4HCO3/ZnSO4: 1,10, 3) nồng độ dung dịch NH4HCO3 và ZnSO4: 250g/l và 150g/l, 4) nhiệt độ thực hiện phản ứng: 500C, 5) thời gian thực hiện phản ứng: 30 phút. Từ các kết quả nghiên cứu trên giúp chúng tôi lựa chọn các điều kiện công nghệ tối ưu để tiến hành sản xuất thử nghiệm với hệ thiết bị có công suất 150 tấn/năm.
Sản phẩm BZC có hàm lượng Zn ≥ 57% được tổng hợp theo phương pháp axit với tác nhân kết tủa là NH4HCO3 từ các phế liệu chứa kẽm có độ sạch cao và tồn tại ở dạng 2ZnCO3.3Zn(OH)6 hay Zn5(CO3)2(OH)6. Nhiệt độ bắt đầu phân hủy từ 1700C đến 2700C và đạt giá trị cực đại tại 245,270C. Do vậy, khi sấy sản phẩm cần khống chế nhiệt độ ≤ 1700C.
Keywords: kẽm cacbonat bazơ, 2ZnCO3.3Zn(OH)6.