Ứng dụng kỹ thuật kiểm tra không phá huỷ trong nghiên cứu mẫu vật khảo cổ được phát hiện tại di tích am Ngoạ Vân (Đông Triều, Quảng Ninh)

95

Tóm tắt: Kỹ thuật hạt nhân được ứng dụng rộng rãi trong ngành khoa học xã hội, trong đó tiêu biểu: khảo cổ học, lịch sử nghệ thuật, phục chế,vv.. Khảo cổ học thường áp dụng các phương pháp, kỹ thuật như Phương pháp 14C và 210Pb, Chụp ảnh X-Ray, Chụp ảnh Gamma, Chụp ảnh Nơtron, Phân tích huỳnh quang tia X, Phân tích kích hoạt nơtron, Phổ phát quang, Phổ hấp thụ Nguyên tử…nhằm xác định tính chất, cấu trúc, chất liệu, kỹ thuật, hoa văn và niên đại của di vật. Năm 2017, trong cuộc khai quật tại am Ngoạ Vân, di tích được coi là thánh địa của Phật giáo Trúc Lâm, là nơi đức vua, Phật hoàng Trần Nhân Tông hoá Phật đã phát hiện một hộp đồng được nghi là hộp chứa xá lỵ của Phật hoàng (chúng tôi gọi là mẫu ANV17-AB2L1). Do tính chất quan trọng đặc biệt củ hiện vật, nên hiện trạng của hộp phải được giữ nguyên, không được mở. Vì thế, áp dụng kỹ thuật kiểm tra không phá huỷ sẽ đáp ứng được điều này mà không ảnh hưởng đến mẫu vật. Báo cáo này trình bày việc áp dụng kỹ thuật chụp ảnh phóng xạ ti X để xác định cấu trúc bên trong của mẫu vật và sử dụng phương pháp phân tích phổ huỳnh qu ng ti X để xác định thành phần vật liệu của mẫu. Kết quả chụp ảnh tia X mẫu vật ANV17-AB2L1 xác định có cấu trúc 2 lớp dạng là hình hộp và bên trong hộp thứ 2 có chứa 01 vật hình cầu có lỗ rỗng ở giữa và 02 vật hình que. Kết quả phân tích thành phần hoá học hộp bên ngoài cho thấy, hộp được làm bằng hợp kim đồng thiếc có độ bền cao về cơ học với tỉ lệ đồng (Cu), thiếc (Sn) và chì (Pb) chiếm tỷ lệ khoảng 95% trong đó chì chiếm đến khoảng 40% có vai trò làm tăng độ chống mài mòn cơ học và hoá học. Những kết quả phân tích b n đầu cung cấp nhiều thông tin quan trọng giúp các nhà khảo cổ đư r nhận định về cấu trúc và tính chất, vật liệu, niên đại và chủ nhân của mẫu vật.
Từ khóa: kỹ thuật hạt nhân, kỹ thuật kiểm tra không phá huỷ, chụp ảnh tia X, phân tích thành phần nguyên tố bằng huỳnh quang tia X, khảo cổ học, nghiên cứu di sản văn hoá.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây