Công nghệ xử lý quặng urani hàm lượng thấp bằng phương pháp hoà tách đống trên thế giới

123

TRẦN THẾ ĐỊNH, THÂN VĂN LIÊN, LÊ QUANG THÁI
Trung tâm Công nghệ Chế biến Quặng phóng xạ

Tóm tắt:
Hoà tách đống là kỹ thuật thuỷ luyện lâu đời nhất, đã được sử dụng xử lý quặng ở Bồ Đào Nha từ những năm 1950, sau đó được áp dụng ra các nước khác. Theo phương pháp này, quặng được khai thác và xếp thành đống, phun tác nhân hoà tách (thường bằng giàn tưới) trên đống và thấm qua lớp quặng cho đến khi nó tiến gần lớp lót dưới đống, ở đó nó được giữ lại và bơm đến nhà máy xử lý, phản ứng hoà tan xảy ra và thu được dung dịch chứa urani ở bên dưới đáy. Trong quá trình thấm tách, quặng được nghiền đến kích thước dưới 1 inch (đôi khi được tạo hạt), sau đó cho vào các bể hoặc thùng chứa. Dung dịch hoà tách được thấm từ trên xuống hoặc từ dưới lên qua lớp quặng tĩnh. Ở châu Âu, kỹ thuật này đã được sử dụng cho đến năm 1990 ở Đông Đức và Hungari.
Hòa tách đống rất thích hợp, thuận tiện để xử lý quặng có hàm lượng urani thấp và các phần đuôi thải của quá trình làm giàu quặng urani (Hungary), hoặc cho những khu mỏ quặng urani chỉ có trữ lượng quặng thấp và cách xa những cơ sở chế biến quặng lớn, không thuận tiện cho việc khai thác và chuyển chở quặng về cơ sở xử lý tập trung, vì vậy, cần có phương pháp xử lý sơ bộ tại chỗ để thu hồi urani từ quặng và chở sản phẩm urani thô về.
Kết quả chỉ ra hoà tách đống là một phương pháp rất có triển vọng đã được các nước trên thế giới (Braxin, Úc, …), triển khai ra quy mô công nghiệp.
Từ khóa: Hoà tách đống, thấm, quặng Urani.

Download

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây