Mục tiêu: nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh PET/CT ở bệnh nhân (BN) ung thư hạ họng thanh quản tại trung tâm y học hạt nhân và ung bướu bệnh viện Bạch mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả hồi cứu 52 BNung thư hạ họng thanh quản (UTHHTQ) được chụp PET/CT từ tháng 12/2015 đến tháng 7/2018. Kết quả nghiên cứu:Bệnh hay gặp ở nam giới trên 50 tuổi, đa số BN đi khám trong thời gian 1-3 tháng từ khi có triệu chứng đầu tiên (59,6%). Tùy vào vị trí khối u mà triệu chứng lâm sàng biểu hiện khởi phát khác nhau. Với UTTQ thường gặp khàn tiếng (65,2%), với UTHH, nuốt vướng là triệu chứng thường gặp (55,2%). 100% BN có kết quả mô bệnh học là UTBM vảy, trong đó 75% là loại UTBM vảy biệt hóa. PET/CT giúp phát hiện 100% khối u nguyên phát ở hạ họng thanh quản, trong đó có 2/52 bệnh nhân đã được chụp CT và nội soi thanh quản hạ họng không tìm thấy tổn thương nguyên phát. Kích thước trung bình của u nguyên phát là 3,7±1,6 cm ( max =8,1 cm, min= 0,8 cm). Tất cả các khối u đều tăng hấp thu FDG trên PET/CT, với giá trị trung bình là: 11,5±6,3 (max=27,9, min=3,5). Có 75,0% BN di căn hạch trên hình ảnh PET/CT. Trong đó thường gặp nhất là nhóm hạch cảnh (28/39). Kích thước trung bình hạch di căn là 2,2±1,5cm (max =12,7cm, min=0,5cm). PET/CT phát hiện 12/52 bệnh nhân di căn hạch cổ mà lâm sàng, CT chưa phát hiện được . Giá trị max SUV trung bình là 12,7±4,6 (max=19,9; min=2,4). Ngoài di căn hạch, có 32,7% BN di căn xa trên hình ảnh PET/CT. Vị trí di căn gặp nhiều nhất là phổi (70,6), xương (52,9%), trung thất (23,5%) tổng số BN di căn xa. Sau chụp PET/CT có 16/52 (30,8%) BN thay đổi chẩn đoán giai đoạn so với trước khi chụp.Giá trị max SUV tương quan tuyến tính với kích thước tổn thương kể cả u và hạch.Kết luận: PET/CT có giá trị trong chẩn đoán ung nguyên phát, phát hiện hạch vùng, di căn xa ở BN UTHHTQ
Từ khóa: ung thư hạ họng thanh quản, PET/CT.