N.N. DUY*, S. KUBONOb, H. YAMAGUCHIb, D. KAHLb, T. HASHIMOTOb, S. OTAb, Y. WAKABAYASHIc, T. KOMATSUBARAd, T. TERANISHIe, S. KATOf, N. IWASAg, T. YAMADAg, L.H. KHIEMa, N.T. THOa, Y. K. KWONh, A. KIMi, Y. H. KIMi, J. SONGi, J. HUj, AND Y. ITOk.
* Khoa Vật lý, Đại học Đồng Nai, Biên Hòa, Đồng Nai.
- Viện Vật lý, Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam.
- b Trung tâm hạt nhân, Đại học Tokyo, Nhật Bản.
- JAEA, Nhật Bản.
- Khoa Vật lý, Đại học Tsukuba, Nhật Bản.
- Khoa Vật lý, Đại học Kyushu, Nhật Bản.
- Khoa Vật lý, Đại học Yamagata, Nhật Bản
- Khoa Vật lý, Đại học Tohoku, Nhật Bản.
- Khoa Vật lý, Đại học Chung-ang, Hàn Quốc.
- Khoa Vật lý, Đại học Seoul, Hàn Quốc.
- Viện vật lý hiện đại, Viên khoa học công nghệ Trung Quốc.
- Trung tâm nghiên cứu vật lý hạt nhân thực nghiệm năng lượng thấp,Đại học Tsukuba.
Abstract: Phản ứng 22Mg(α,p)25Al rất quan trọng trong vật lý thiên văn cũng như trong việc nghiên cứu cấu trúc hạt nhân 26Si. Nó là một mắt xích quan trọng trong quá trình αp trong môi trường bùng nổ tia X. Các nhà nghiên cứu cho rằng phản ứng này tác động lên độ phổ biến của Na, tia gamma 1.275 MeV và vấn đề Ne-E trên các thiên thạch. Bên cạnh đó, suất phản ứng của nó được dùng để làm sáng tỏ sự nghi ngờ về đồng vị 22Mg là một điểm chờ trong quá trình tổng hợp nguyên tố. Về cấu trúc hạt nhân 26Si, mật độ mức ở vùng năng lượng trên ngưỡng alpha, được dự đoán là rất cao khi so sánh với hạt nhân gương 26Mg. Mặc dù phản ứng này quan trọng như vậy, nhưng đến nay vẫn chưa có số liệu thực nghiệm. Vì thế, chúng tôi quyết định tiến hành đo đạc trực tiếp hệ 22Mg + α theo phương pháp động học ngược sử dụng chùm hạt không bền để xác định tiết diện phản ứng trong vùng năng lượng thỏa mãn nhiệt độ trên các sao T9 = 1-3 GK. Thực nghiệm này được tiến hành tại phòng thí nghiệm CRIB của Đại học Tokyo đặt tại RIKEN, Nhật Bản vào năm 2011. Báo cáo này trình bày tầm trọng của phản ứng và sơ lược kết quả đo đạc của thực nghiệm này.
Keywords: stellar reaction 22Mg(a,p)25Al, rp-process, direct measurement.